Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Con sông Hồng chảy vào đất Việt
Ở đây, lòng yêu nước của thanh niên Dương Soái và Thuận Yến đã gặp nhau tại ngã ba sông Hồng và con suối Lũng Pô hướng về cội nguồn Tổ quốc, nơi hậu phương vững mạnh có người yêu nằm trong lòng dân tộc.

 


Mùa Xuân năm Bính Thân rồi đây có lẽ chúng ta sẽ không nhớ nhưng mùa Xuân năm Kỷ Dậu do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo không thể nào quên. Với bài hịch trong ngày xuất quân tại Phú Xuân (Huế), khẳng định ý chí quyết tâm đánh tan quân Thanh, dưới sự chỉ huy của 3 tên đầu nảo: Chánh tướng Tôn Sĩ Nghị, Phó tướng Hứa Thế Hanh và Thái thú Sầm Nghi Đống, đã vượt qua sông Hồng tiến về kinh thành Thăng Long bỏ trống (theo kế hoạch của tướng Ngô Văn Sở quân ta rút về núi Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình chờ lệnh vua Quang Trung). Tại Phú Xuân trong lễ tấn Vương vua Quang Trung đã có bài hịch như sau:




Đánh cho để tóc dài

Đánh cho để răng đen

Đánh cho nó chích luân bất phản!

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn!

 

Chiến thắng của quân dân ta trong mùa Xuân 1789 chỉ trong vòng 10 ngày Vua Quang Trung đã thần tốc tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. So với cuộc chiến trong mùa xuân 1979 (17 tháng 2) trong 17 ngày tính từ ngày 17 tháng 2 khi Trung Quốc tràn qua biên giới cho đến ngày 5 tháng 3/1979, 600,000 quân Trung Quốc đã bị quân, dân ta đánh bại theo chân Tôn Sĩ Nghị chạy về cố quốc.

 

Nhìn lại 2 cuộc chiến tranh do Trung Quốc chủ chiến, nhưng với tinh thần bất khuất dân tộc ta đã oanh liệt đánh bại kẻ thù. Riêng đối với cuộc chiến cận đại ngày 17 tháng 2 năm 1997, nhân dân Việt Nam đã lớn tiếng nói với bọn bành trướng Bắc Kinh rằng: Cho dù thời đại đồ đá hay văn minh, dân tộc Việt Nam sẵn sàng đập tan quân xâm lược. Điều ấy đã chứng minh trong qúa khứ và sẽ không cần phải lặp lại với những con người chủ chiến Bắc Kinh.

 

Ấy là điều tự hào lớn nhất của nòi giống Việt. Được thế là bởi chúng ta có những động lực vô hình và sự sòng phẳng của lịch sử làm thành điểm tựa tạo nên sức mạnh nội lực của dân tộc. Nội lực dân tộc được hun đúc và lớn lên trên từng lớp người và từng lứa tuổi, đặc biệt tuổi trẻ Việt Nam sẵn sàng dâng hiến và hy sinh tất cả cho Tổ quốc ngay ở tuổi thanh xuân. Điều ấy được chứng minh qua ca dao, điệu hát câu hò và gần nhất qua bài thơ của nhà báo/thi sĩ đất Hà thành Dương Soái gửi người yêu trong lúc đang sát cánh cùng bộ đội chiến đấu chống giặc Trung Quốc nơi cột mốc 92 giữa ngã ba sông Hồng và Lũng Pô hướng nhìn về đất tổ. Cũng trên dòng sông Hồng nơi bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn bên Tàu, chảy xuống chia ra 2 phụ lưu là sông Đà và sông Lô, nơi đây đã từng vùi thây giặc Pháp ngày xưa, và nay lịch sử ấy sẽ lặp lại với những kẻ xâm lăng Đại Hán.

 

Bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” đã được người nhạc sĩ tài hoa đất Quảng Nam Thuận Yến phổ nhạc trở thành bài hát yêu thích với lời lẽ vô cùng thiết tha, đánh dấu cuộc tình thủy chung giữa người chiến sĩ biên phòng với cô gái chân đất tay bùn ở cuối sông Hồng. Trong cuộc tình ấy cả hai đều gác lại tình yêu đôi lứa, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ nơi biên ải, người lính ghì chặt tay súng canh giữ từng millimeters trên mảnh đất quê hương. Ở thượng nguồn dòng sông với tên gọi Nguyên Giang, nhưng khi dòng nước chảy vào quê ta, tên gọi sông Hồng được lớn lên ghi bao chiến tích đã làm nên lịch sử.

 

Đầu kia ngược dòng sông Hồng, người chiến sĩ biên thùy đã hát:” Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt/Lắng phù sa in bóng đôi bờ”. Đây chính là một dòng sông có chung dòng nước, nhưng khi dòng nước của sông Nguyên Giang chảy vào đất Việt thì dòng nước ấy trở nên nước của sông Hồng. Đó chính là Melting pot giống như một nền văn hóa hội nhập của người trở thành của ta. Trong văn chương hồn thơ và âm nhạc là sự tình cờ nhưng lại được kết hợp từ hơi hám của mỗi lời thơ làm nên ca trù thoát ra ngoài nguyên từ. Trong đó tâm hồn thi sĩ và nhạc sĩ được kết nối như một lương duyên ngẫu nhiên.

 

Ở đây, lòng yêu nước của thanh niên Dương Soái và Thuận Yến đã gặp nhau tại ngã ba sông Hồng và con suối Lũng Pô hướng về cội nguồn Tổ quốc, nơi hậu phương vững mạnh có người yêu nằm trong lòng dân tộc. Từ bản làng A Mú Sung, người lính biên thùy đã lập nên “chiến hào lòng dân” từ thượng lưu nói với người yêu ở hạ lưu sông Hồng: 

 

 

Anh ở Lào Cai 

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt 

Tháng Hai, mùa này con nước 

Lắng phù sa in bóng đôi bờ 




Biết em năm ngóng, tháng chờ 

Cứ chiều chiều ra sông gánh nước 

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt 

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong 




Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông 

Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét 

Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết 

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không? 




Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng... 

Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy 

Em ra sông chắc em sẽ thấy 

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông. 

...

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ

Là niềm thương anh gửi về em đó

Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

 

Thiêng liêng nơi đầu nguồn là lòng yêu nước thiết tha của người thanh niên đất Việt, giống như dòng sông Hồng rực đỏ phù sa mang về ruộng đồng Việt Nam vàng thêm trổi hạt. Một tư duy khác khi Dương Soái diễn tả rằng: Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ/ thì: em hiểu được chiến công anh. Phải chăng một lần nữa, trận giặc ngày 17 tháng 2/1997 xác quân thù đã nhuộm đỏ sông Hồng cũng giống như sông Bạch Đằng trước đây của Tổ phụ ta ghi lại. Dấu vết ấy chính là động lực làm lên chiến thắng sông Lô vào Thu-Đông 1947.

 

Quay về lịch sử, trải qua bao thăng trầm thời đại dân tộc ta đã đứng vững và tồn tại cho dù lịch sử là một chuỗi ngày đấu tranh không khoan nhượng. Quá khứ đã chứng minh rằng không một sức mạnh xâm lược nào để dân tộc ta khuất phục hay đầu hàng, trừ khi nước sông Hồng cạn hoặc Đại dương không còn cá và Trường Sơn không còn lá. Khi ấy dân tộc ta sẽ đầu hàng.

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

 

 

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Hoa Kỳ trước những thách thức của bom nhiệt hạch (24-02-2016)
    Chính sách Hoa Kỳ trước ẩn số Syria (16-01-2016)
    Sức ma sát trong Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á. (26-11-2015)
    Cơ hội & Thách thức (09-11-2015)
    Tác động và thành quả trong chuyến Nhật du của TBT Nguyễn Phú Trọng (16-09-2015)
    Chuyển động bên trong tam giác Mỹ-Việt –Trung (14-09-2015)
    John Kerry, Con Người Gắn Liền Lịch Sử. (19-08-2015)
    Dòng sông vẫn chảy nhưng Phước đã ra đi. (13-08-2015)
    Bước Chân Lịch Sử (11-07-2015)
    Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (12-06-2015)
    Hillary Clinton: Con người mới trong kỷ nguyên mới (20-05-2015)
    Khát Vọng Dân Tộc (09-04-2015)
    Một cách tổng quan về chuyến đi của Bộ trưởng Công an (25-03-2015)
    Dạy cho Bắc Kinh bài học (16-03-2015)
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152766654.